16 việc quan trọng cần chuẩn bị tốt trước khi xây nhà chủ đầu tư cần biết

04/05/2021 10:56

        Ông cha ta có câu “Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà”, qua đó ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc xây nhà trong đời người. Ngôi nhà là nơi đón ta sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi nghỉ ngơi lý tưởng nhất. Chính vì vậy, việc chuẩn bị trước khi xây nhà là điều rất quan trọng. Để biết rõ hơn cần chuẩn bị gì trước khi  xây nhà, bạn có thể tham khảo qua bài viết của chúng tôi sau đây.

        Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc xem tuổi đến cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu...

1. Chọn mua đất

Một mảnh đất đẹp phải hội tụ được các điều kiện:

– Môi trường sống tốt: dân trí cao, hạ tầng điện nước, đường sá đầy đủ, không gian thoáng mát, khu vực địa chất tốt, an ninh tốt, không quá xa nơi các thành viên trong gia đình đi học hay đi làm,…

– Đất có giá trị pháp lý: sổ hồng (sổ đỏ) hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.

–  Hợp về mặt phong thuỷ.

2.  Chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:

– Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.

– Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.

– Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình – Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.

3. Tính toán việc đầu tư

Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc sẽ làm bạn hài lòng hơn.

Hãy thêm 10%  trong tổng số để dự trù kinh phí (Phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu và  thay đổi sang vật tư tốt hơn).

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó

5. Xác định vị trí của bạn

Hãy luôn xác định bạn là chủ nhà, người có quyền quyết định, người biết mình cần gì ở ngôi nhà, cần gì ở không gian mình sẽ sống, ngôi nhà sẽ nối lên điều gì về tính cách của chủ nhân….Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình sẽ cho bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư, chủ thầu và nhà trang trí nội thất.

6. Tìm kiến trúc sư và thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Các nhà tư vấn kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất.
Thông thường, chúng ta tự tính toán hoặc giao hết cho chủ thầu từ thiết kế đến thi công nhưng đó không phải là việc mang lại hiệu quả cao.Các nhà tư vấn, kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất cho từng chi tiết và các giải pháp tối ưu cho ngôi nhà. Cách làm việc chyên nghiệp cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, có thể bạn sẽ lo lắng về sự tốn kém của dich vụ nhưng làm việc với nhà chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trong nhiều trường hợp như tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu thông minh, sử dụng nhân công hợp lý, tránh được những sai lầm có thể mắc phải, gia tăng tính sáng tạo của dự án

7. Lựa chọn nhà thầu

Nhà thầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bạn nên tham khảo bạn bè, người thân – những người đã từng tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để có thể tìm được nhà thầu tốt. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công trọn gói có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.
Đồng thời phải có hợp đồng rõ ràng cũng như những thỏa thuận với nhà thầu về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công,…

8. Giám sát công trình
Việc thi công công trình cũng rất quan trọng đối với chất lượng, tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Tôt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Bạn cũng có thể tìm người đáng tin cậy, hiểu biết công việc xây dựng giám sát về những điều khoản trong hợp đồng hoặc những thỏa thuận giữa bạn và nhà thầu.
9. Nắm tình hình vật liệu
Trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy. Đại lý tốt nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng.

10.  Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công

Ông bà ta có nói ” Có kiêng có lành”: trước khi khởi công XD cần chọn ngày giờ tốt, giờ hoàng đạo, hợp tuổi gia chủ, hợp với xây cất để làm lễ động thổ xin phép làm nhà may mắn tốt lành.

– Trình tự và phẩm vật cúng tuỳ theo tập tục địa phương, tốt nhất gia chủ nên tham khảo người am hiểu về phong thuỷ, địa lý và các bậc cao niên.

– Sau khi làm lễ, gia chủ (hoặc người hợp tuổi) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào.

12.  Chuẩn bị mặt bằng.

– Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm: làm sạch, phát quang mặt đất; giải toả nhà & kết cấu XD cũ, vận chuyển phế thải đổ đi.

– Thuê và dọn nhà sang chỗ ở tạm nếu xây dựng trên nền nhà cũ.

– Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình.

– Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.

–  Công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.

13.  Xây dựng phần thô.

Xây dựng phần thô gồm các công việc xây dựng phần chân đế và bộ khung chính công trình:

– Công tác làm nền móng bao ồm: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (đóng cọc BTCT hoặc cừ tràm), gia công thép móng và đổ bê tông móng. Móng nhà dân dụng thường là: móng đơn (móng cóc), móng băng, móng bè (thường cho công trình lớn hoặc nhà có tầng hầm).

– Phần khung nhà gồm 5 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà & cầu thang.

– Đan thép, ghép cốp pha phải theo đúng yêu cầu bản vẽ kết cấu & quy chuẩn XD.

– Rút cốp pha cần lưu ý thời gian ngưng kết của bêtông phải đủ tuổi.

– Xây tường thẳng, đều, vữa đủ độ kết dính & chống thấm ướt.

– Lắp đặt các cấu kiện ngầm và các ống bảo hộ ngầm. – Mac bê tong và Mac vữa phải theo hồ sơ thiết kế và tuân theo TCXD Việt Nam.

14.  Giai đoạn hoàn thiện. 

Giai đoạn hoàn thiện gồm: trát tường, láng sàn, ốp lát, sơn bả tường, lắp đặt trần, cầu thang, lắp đặt HTKT điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét,…

Một số yêu cầu cơ bản khi thi công:

– Công tác trát tường, láng sàn: trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ TKKT.

– Việc ốp lát gạch theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà SX. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô lệch, nghiêng ngả.

– Chọn sơn cần chọn loại phù hợp với mỗi bề mặt, chất liệu & vị trí cần sơn.

– Làm mộc: cửa,cầu thang, bếp…

– Công tác lắp đặt điện, nước & các thiết bị KT: tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật & hệ thống tiêu chuẩn XDVN.

15.  Sản xuất, lắp đặt nội thất.

Sau khi hoàn thiện và tiến hành kiểm tra chất lượng công trình, tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện lắp đặt nội thất và trang thiết bị.

– Vật dụng nội thất và trang thiết bị được lắp đặt theo hồ sơ thiết kế. – Đồ nội thất thể hiện phong thái của căn nhà. Mỗi phòng cần có tông màu nội thất khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng của phòng. Chất liệu của đồ nội thất cũng cần được chọn lựa kĩ lưỡng.

16.  Sử dụng & các vấn đề bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

Sau khi hoàn tất, căn nhà được đưa vào sử dụng theo mục đích thiết kế ban đầu. Việc sử dụng sai mục đích sẽ làm biến đổi các thành phần cấu kiện dễ dẫn đến những hư hỏng khó lường. Trong quá trình ở, cần thường xuyên bảo dưỡng, chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng căn nhà như: thời tiết, công năng sử dụng, tác động các công trình kề bên.

Xem thêm Xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay ở Hà Tĩnh các hạng mục công việc trong gói này.

Thông tin liên hệ:

Email: [email protected]

Website: www.nhaxinhhatinh.vn

FacebookNhà Xinh Hà Tĩnh

Zalo: 0888486656 / 0988656940 

Điện thoại: 0988.656.940 - 0919.992.922

Gọi ngay: 0988.713.777